Với những người thích làm bánh thì những chiếc khuôn bánh trở nên cực kì thân thương. Đôi khi nhìn 1 đống khuôn trong lòng cũng đã cảm thấy rất thích thú, nhất là khi từ những chiếc khuôn đó mà bao nhiêu loại bánh ngon đẹp đã ra đời.
Nhớ lại ngày đầu mới tập tọe làm bánh hồi cách đây gần 1 năm, mình chẳng biết loại khuôn nào với khuôn nào, tên gọi ra sao. Ra siêu thị mua thì chỉ phân biệt được khuôn tròn, khuôn vuông và khuôn muffins. Về sau dần dần làm đến nhiều loại bánh hơn thì mình mới rõ tên các loại khuôn và dùng để làm những loại bánh nào.
Bài chia sẻ này có lẽ là không cần thiết với những người đã quen thuộc với bánh trái, nhưng mình hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đã từng giống mình ngày trước. Trước khi làm bánh, biết được sự đa dạng của các loại khuôn, trước hết là biết tên, nhận dạng được chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đi vào những cửa hàng bán đồ chuyên dụng, để không bị ngợp và lựa chọn được đúng loại khuôn cần thiết cho mục đích làm bánh của mình.
1. Khuôn bánh ngọt nói chung:
Có các dạng hình tròn, vuông, trái tim, hoa, đa giác, và có nhiều kích cỡ khác nhau.
2. Khuôn barquette:
Khuôn có dạng thuyền dùng để làm bánh petits fours hoặc những chiếc bánh tart nhỏ.
3. Khuôn Brioche:
4. "Vòng" bánh (còn có tên gọi là Charlotte rings):
Là các vòng kim loại không rỉ có đường kính và chiều cao khác nhau. thường dùng để làm khuôn cho các loại bánh tráng miệng lạnh (như mousse, thạch, pudding, vv). Sau khi "bánh" đã giữ vững được hình sau quá trình để lạnh thì những vòng kim loại này sẽ được tháo ra.
5. Khuôn làm chocolate:
6. Khuôn loaf:
Có loại có nắp và không nắp, dạng hình khối chữ nhật, thường dùng để nướng các loại bánh mì gối như cách gọi ở VN.
7. Khuôn madeleine:
Tên gọi của 1 loại khuôn dùng để làm bánh madeleines, bánh có dạng vỏ sò.
8. Khuôn muffins, cupcakes
Khuôn có dạng nhiều hình cốc lõm, thường mỗi khuôn có 6, 12, 24 cốc giống nhau, kích thước có thể to nhỏ khác nhau.
9. Khuôn petit four:
Các loại khuôn nhỏ có hình dạng khác nhau được sử dụng để làm các loại bánh tart nhỏ hoặc bánh financier.
10. Khuôn pie:
Khuôn nông, thành xiên, dùng để làm bánh pie.
11. Khay phẳng:
Khay thường có hình chữ nhật, vuông, và nông, dùng để làm các loại bánh cuộn hoặc làm khay nướng cookies.
12. Khuôn tháo đế (springform):
Là loại khuôn có thể tháo rời đế, thường dùng khi nướng cheesecake hoặc các loại bánh có kết cấu mềm khó bỏ ra khỏi khuôn.
13. Khuôn tart:
Khuôn nông, có cạnh là đường viền, có thể tháo đế hoặc không tháo đế. Truyền thống khuôn có dạng hình tròn, nhưng hiện nay khuôn vuông, chữ nhật cũng rất phổ biến.
14. Khuôn ống (tube):
Khuôn có dạng sâu, có ống ở chính giữa thường dùng để làm các loại bánh có độ nở cao và bông xốp, thường là do quá trình đánh bông trứng như chiffon hoặc angel food cakes. Khuôn thường có khả năng tháo đế để khi tách bánh ra khỏi khuôn được dễ dàng.
15. Khuôn bundt
Dạng đặc biệt của khuôn tube. Cạnh khuôn bundt thường có nhiều hình dạng hoa văn khác nhau tạo nên hình dạng trang trí cho bánh.
Trên đây là sơ sơ những loại khuôn cơ bản thường dùng để làm các loại bánh phổ biến. Còn thì đi vào từng loại lại có sự biến đổi rất đa dạng. Ngày nay khuôn silicon càng trở nên phổ biến hơn thì khuôn bánh cũng sẽ càng phong phú hơn về kiểu dáng và họa tiết. (Bài viết có sử dụng hình ảnh tìm ngẫu nhiên từ các nguồn khác nhau trên internet).
Dẫn theo kokotaru.com
Điều kiện giao hàng:
- Trong Thành phố Hồ Chí Minh
- Hóa đơn phải hơn 100.000đ
- Trước khi giao hàng nhân viên sẽ liên hệ với Quí khách
Phí giao hàng:
- Phí giao hàng 20.000đ đến các quận như: Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10, Q.11, Q.Tân Bình và Q.Bình Tân
- Phí giao hàng 30.000đ đến các quận như: Q.2, Q.9, Q.7, Q.12, Q.Gò Vấp, Q.Phú Nhuận, Q.Bình Thạnh, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn và H.Nhà Bè
- Các tỉnh ngoài Tp.HCM Quí khách vui lòng liên hệ trực tiếp để biết chi phí giao hàng.
Lưu ý: Hiện tại công ty chỉ giao hàng trong Tp.HCM. Quí khách có nhu cầu mua bột trộn sẵn Mikko có thể đến siêu thị Co.opmart, Big C, Metro, Citimart hoặc các cửa hàng đại lý bột Mikko.