19003089
Hỗ trợ khách hàng

Phát triển thủy sản bền vững gắn với quyền lợi ngư dân

Ngày đăng 01-06-2011 09:33

Với giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, thủy sản đang được coi là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất. Tuy nhiên, khó khăn về rào cản kỹ thuật, chi phí nhiên liệu tăng đang đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của ngành. 

Phát triển thủy sản bền vững gắn với quyền lợi ngư dânTrao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết:

Lâu nay, thủy sản vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Do đó, mục tiêu tổng thể trong 5 năm tới là phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc với kinh tế thế giới. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho ngư dân.

Thưa ông, giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản sẽ tập trung phát triển những lĩnh vực gì?

Ngành đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2015 giá trị thủy sản tăng bình quân 8-10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,39%/năm. Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 5,7 triệu tấn, trong đó, nuôi trồng 3,5 triệu tấn; thủy sản đánh bắt 2,2 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD.

Cụ thể, trong khai thác, góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo, mang lại nguồn lợi xuất khẩu; về nuôi trồng, đảm bảo xuất khẩu đi các nước, mang lại nhiều ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện đời sống cho người dân.

Trong nuôi trồng, trọng tâm xuất khẩu vẫn là cá tra, sắp tới có thêm rô phi, cá hồng, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Thị trường xuất khẩu trọng tâm vẫn là EU, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc)... Chúng tôi cũng đang muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng sang châu Phi, Trung Đông...

Song song với những mục tiêu này, các giải pháp mà ngành đưa ra là gì, thưa ông?

Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản, cần ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Các đơn vị cần phối hợp với địa phương trong việc quản lý chất lượng con giống, môi trường nuôi, để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, cần giảm tàu thuyền khai thác gần bờ, tăng số lượng khai thác vùng lộng và vùng khơi, gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.

Trong 5 năm (2011-2015), Nhà nước sẽ đầu tư triển khai nhiều đề án, chương trình lớn nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển. Riêng chương trình tổng thể khai thác thủy sản sẽ được đầu tư 10.000 tỷ đồng; dự án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; đề án nuôi cá biển 3.000 tỷ đồng,... 

ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sảnMột trong những nguyên nhân khiến sản phẩm thủy sản nước ta liên tục gặp khó là do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đây là vấn đề nhức nhối của ngành. Nhiều ngư dân vì lợi ích trước mắt đã mang cả hóa chất bảo quản đi đánh bắt xa bờ; còn doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến, để thu lợi nhuận cao sẵn sàng bơm tạp chất vào sản phẩm...

Thời gian qua, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thanh, kiểm tra ngư dân. Những người vi phạm sẽ bị rút giấy phép, không cho đánh bắt. Nhưng những giải pháp này chỉ là tạm thời, về lâu dài cần có chính sách hỗ trợ ngư dân có phương tiện bảo quản. Hiện, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho ngư dân có hầm lạnh trên tàu.

Hiện, giá nhiên liệu tăng cao, chi phí đánh bắt lớn khiến k/hông ít ngư dân phải nằm bờ. Tới đây, chúng ta có chính sách gì hỗ trợ bà con bám biển?

Thực tế là năm 2008, giá nhiên liệu tăng cao, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho người nghèo, trong đó có hỗ trợ dầu cho ngư dân. Chính vì thế, số lượng các tàu đánh bắt tăng đột biến, từ 97.000 lên 130.000 chiếc, đặc biệt là tàu ven bờ. Với số lượng tàu nhiều như vậy thì không thể bảo vệ được nguồn lợi thủy sản. Do vậy, vừa qua, một số ngư dân bán tàu cũng không phải là tín hiệu xấu. Bà con có thể chuyển đổi ngành nghề, sang nuôi trồng thủy sản hay nghề khác.

Trong chiến lược phát triển thủy sản cũng có chính sách hỗ trợ ngư dân như cho vay vốn để đóng mới tàu lớn, đào tạo nhân lực, xây dựng các cơ sở nghề cá, hỗ trợ ngư dân từ đánh bắt sang nuôi trồng, du lịch, đào tạo nghề khác để không làm nghề đánh bắt, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xin cảm ơn ông!

ÔNG PHAN MINH QUANG, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẠC LIÊU

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ

Những năm qua, tốc độ khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu cũng như các địa phương lân cận tăng trưởng 9-10%/năm. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên năng lực đánh bắt còn hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bạc Liêu hiện có trên 1.500 tàu thuyền nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, muốn mở rộng khai thác xa bờ cần có chính sách về vốn giúp ngư dân chuyển đổi, nâng công suất tàu.

ÔNG NGUYỄN VĂN VIỆT, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 1

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Từ nhiều năm nay, nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi trồng thủy sản rất yếu, các ngành khác tuyển sinh rất dễ nhưng thủy sản lại khó do thu nhập thấp. Năm nào, số thí sinh đăng ký cũng chỉ đạt 30% so với chỉ tiêu. Do đó, Nhà nước nên có chính sách thu hút nhân lực, nhất là các trí thức giỏi, có như vậy mới có thể từng bước thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.

 

 

Theo: KTNT

ĐẶT MUA

Điều kiện giao hàng:

- Trong Thành phố Hồ Chí Minh

- Hóa đơn phải hơn 100.000đ

- Trước khi giao hàng nhân viên sẽ liên hệ với Quí khách

Phí giao hàng:

- Phí giao hàng 20.000đ đến các quận như: Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10, Q.11, Q.Tân Bình và Q.Bình Tân

- Phí giao hàng 30.000đ đến các quận như: Q.2, Q.9, Q.7, Q.12, Q.Gò Vấp, Q.Phú Nhuận, Q.Bình Thạnh, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn và H.Nhà Bè

- Các tỉnh ngoài Tp.HCM Quí khách vui lòng liên hệ trực tiếp để biết chi phí giao hàng.

Lưu ý: Hiện tại công ty chỉ giao hàng trong Tp.HCM. Quí khách có nhu cầu mua bột trộn sẵn Mikko có thể đến siêu thị Co.opmart, Big C, Metro, Citimart hoặc các cửa hàng đại lý bột Mikko.